Mẫu Hợp đồng kinh tế hiện nay được sử dụng vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, với sự cập nhật liên tục của pháp luật, không phải đơn vị nào cũng sở hữu một bản Hợp đồng kinh tế có căn cứ pháp luật được cập nhật mới và chính xác.
1. Hợp đồng kinh tế là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có khái niệm cụ thể về Hợp đồng kinh tế. Trước đây, các vấn đề xung quanh loại Hợp đồng này được quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
Theo Pháp lệnh, Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng, không nên quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mà nên căn cứ vào mục đích, văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định.
Chẳng hạn, nếu dự định soạn thảo Hợp đồng dựa trên các quy định của Luật Thương mại thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại…
Hoặc, nếu căn cứ vào Bộ luật Dân sự thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng vay tài sản; Hợp đồng thuê tài sản…
Mẫu Hợp đồng kinh tế thông dụng, chính xác nhất hiện hành (Ảnh minh họa)
2. Một số mẫu Hợp đồng kinh tế thông dụng
2.1 Mẫu số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Số: /HĐMB
- Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
- Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên).
Hôm nay, ngày........ tháng....... năm............
Tại địa điểm: .................................................. Chúng tôi gồm:
Bên A
Tên doanh nghiệp……………………………………………
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: ………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………
Tài khoản số: …………………. Mở tại ngân hàng: ……………………
Đại diện là ông (bà): …………………………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………
Giấy ủy quyền số: ………………………………………………… (nếu có).
Bên B
Tên doanh nghiệp……………………………………………
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: ………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………
Tài khoản số: …………………. Mở tại ngân hàng: ……………………
Đại diện là ông (bà): …………………………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………
Giấy ủy quyền số: ………………………………………………… (nếu có).
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung công việc giao dịch:
1. Bên A bán cho bên B:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Cộng…………………………………………………………
Tổng giá trị (bằng chữ):………………………………………
2. Bên B bán cho bên A:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Cộng………………………………………………………………………………
Tổng giá trị (bằng chữ):…………………………………………………………..
Điều 2: Giá cả:
Đơn giá mặt hàng trên là …………..
Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa:
1. Chất lượng mặt hàng.............................. được quy định theo…………
2. Quy cách hàng hóa:
Điều 4: Bao bì và ký hiệu:
1. Bao bì làm bằng:............................................................
2. Quy cách bao bì:............................... cỡ........................ kích thước:......................
3. Cách đóng gói:
Trọng lượng cả bì:
Trọng lượng tịnh:
Điều 5: Phương thức giao nhận:
1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
…………………………..
2. Bên B giao cho bên A theo lịch sau:
…….......................
3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên .......... chịu.
4. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc.................................. ).
5. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là ....................................... đồng/ ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
6. Khi mua hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vina control) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm. Khi đến nhận hàng người nhận phải có đủ:
- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
- Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa:
1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng......... cho bên mua trong thời gian là:..... tháng.
2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 7: Phương thức thanh toán:
1. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức........................ trong thời gian………….
2. Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức........................ trong thời gian.................
Điều 8: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng:
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ............. % giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12 %).
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng:
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra Tòa án.
Điều 10: Các thỏa thuận khác (nếu cần):
Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 11: Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày........................ đến ngày...................
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ....... có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành............ bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ.......... bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
ĐẠI DIỆN BÊN B
2.2 Mẫu số 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số: ............/HĐKT
Hôm nay, ngày ....... tháng ....... năm...... tại ....................chúng tôi gồm có:
A/ Đại diện bên A:
- Đại diện:.................................... Chức vụ: .....................
- Địa chỉ trụ sở chính: ......................................................
- Tài khoản : .....................................................................
- Mã số thuế: ....................................................................
- Điện thoại : ....................................................................
B/ Đại diện bên B:
- Đại diện:................................ Chức vụ: .........................
- Địa chỉ trụ sở chính: .......................................................
- Tài khoản : .....................................................................
- Mã số thuế: ....................................................................
- Điện thoại : .....................................................................
Hai bên cùng nhau bàn bạc thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với những điều khoản sau:
Điều I: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên A đồng ý giao cho bên B nhận thi công công trình: .........................., với khối lượng công việc cụ thể như sau:............................................
ĐIỀU II: ĐỊA ĐIỂM THI CÔNG:
..............................................................................................
..............................................................................................
ĐIỀU III: TIẾN ĐỘ VÀ NGHIỆM THU CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH
- Ngày khởi công : Ngày......tháng......năm............
- Ngày hoàn thành : Ngày......tháng........năm ...........
Điều IV: GIÁ TRỊ VÀ HÌNH THỨC THANH QUYẾT TOÁN:
- Giá trị hợp đồng trước thuế là: ..................................
- Thuế VAT 10%: ..................................
- Tổng giá trị hợp đồng: .................................
(Bằng chữ: .....................................................................)
- Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào công ty.
- Ngay sau khi bàn giao công trình đã hoàn thành hai bên tiến hành nghiệm thu quyết toán và thanh lý hợp đồng.
Điều V: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
+ Trách nhiệm A:
- Bàn giao mặt bằng cho bên B thi công, hồ sơ thiết kế thi công.
- Cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát quá trình sửa chữa thi công công trình và giải quyết các vấn đề phát sinh tại công trình.
+ Trách nhiệm bên B:
- Lập phương án thi công trên cơ sở thiết kế kỹ thuật.
- Huy động nhân lực, máy móc thi công theo phương án được duyệt, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật công trình.
- Tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn trong lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Điều VI: TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG:
- Nếu bên nào thực hiện không đúng theo hợp đồng, không đúng với thoả thuận về chất lượng, tiến độ công trình, thời hạn thanh toán thì bên vi phạm phải chịu phạt hợp đồng theo quy định của pháp luật.
- Nếu bên B thi công, sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chất lượng của công trình phải sửa chữa và làm lại.
- Việc vi phạm hợp đồng của các bên mà gây thiệt hại vật chất cho phía bên kia thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại giá trị thực tế.
Điều VII: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG
Hợp đồng được thành lập 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
3. Được phạt vi phạm hợp đồng kinh tế trong trường hợp nào?
Tại Điều 300 Luật Thương mại quy định về phạt vi phạm như sau:
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”.
Ngoài ra, Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, trong đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, phạt vi phạm hợp đồng được thực hiện khi:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Các bên có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm.
Về mức phạt vi phạm, với mỗi loại hợp đồng kinh tế khác nhau sẽ quy định mức phạt vi phạm hợp đồng khác nhau:
- Với hợp đồng kinh tế thương mại, theo Điều 301 Luật Thương mại 2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
- Đối với hợp đồng kinh tế xây dựng, Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Trên đây là mẫu Hợp đồng kinh tế. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.